Thành phố Hồ chí Minh là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam, năng động, hiện đại bậc nhất nước ta. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học và quân sự của nước ta. Nơi đây có sân bay Quốc Tế Tân Sơn Nhất với lượng người đi đến mỗi năm hàng triệu lượt.
1.Vị trí địa lý sân bay Tân Sơn Nhất
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trước đây có tên gọi là phi trường Tân Sơn Nhứt ,có vị trí rất thuận tiện cho hoạt động hàng không dân dụng vì nằm trên các trục giao thông hàng không đông đúc Đông – Tây và Nam – Bắc của khu vực, là cửa ngõ giao thương của thành phố Hồ Chí Minh với các nền kinh tế khác trên thế giới, là điểm dừng thuận lợi và lý tưởng trong mạng đường bay từ Châu Âu, Nam Á sang Đông Nam Á, Đông Bắc, Bắc Á và Châu Á – Thái Bình Dương.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tọa lạc trên địa bàn phường 2 quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Phía Tây giáp đường Trường Chinh; phía Tây Bắc giáp đường Phạm Văn Bạch và đường Tân Sơn quận Tân Phú; phía Đông giáp đường Quang Trung quận Gò Vấp; phía Nam giáp đường Cộng Hòa/ Hoàng văn Thụ quận Tân Bình.
Đây là trụ sở chính của tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam cùng các hãng hàng không khác trong nước quản lý toàn bộ các sân bay dân dụng.
2. Lịch sử hình thành sân bay Tân Sơn Nhất
Sân bay được xây dựng vào năm 1930 ở làng Tân Sơn Nhất, thuộc quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định.Chuyến bay đầu tiên từ Paris đến Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất là vào năm 1933, chuyến bay này kéo dài 18 ngày.
Năm 1938 Pháp cho thành lập Sở Hàng không Dân dụng.
Năm 1956 Mỹ cho xây dựng sân bay rộng hơn, dài hơn 3000 m, bằng bê tông. Trong khi đó sân bay do Pháp xây dựng năm xưa dài hơn 1500 m, bằng đất đỏ.
Trong Chiến tranh Việt Nam, sân bay là căn cứ quân sự quan trọng của Quân đội Hoa Kỳ và của Không lực Việt Nam Cộng Hoà. Sau khi Việt Nam thống nhất, sân bay tiếp tục được mở rộng để khai thác các chuyến bay trong nước và quốc tế. Tuy nhiên tính theo diện tích thì sân bay ngày nay (2016) chỉ còn 1/4 đến 1/5 so với phi trường Tân Sơn Nhứt năm 1975.
Sân bay Tân Sơn Nhất chia thành 2 khu vực quân sự và dân sự rõ rệt, có nhà ga dân dụng quy mô so với bấy giờ là khá lớn, công suất khoảng 1,5 triệu lượt khách/năm, với đầy đủ trang thiết bị, cơ sở kỹ thuật mặt đất, cơ sở thương mại và dịch vụ hành khách tương đối đủ, do lực lượng của Quân đội nhân dân Việt Nam vào tiếp quản sớm nên hầu hết các cơ sở này vẫn còn nguyên.Bên cạnh đó các trang thiết bị hàng không được phục hồi, đi vào sử dụng với công suất lớn nhất Việt Nam.
Sau khi tiếp quản, nhiều sự kiện trọng đại được diễn ra ở đây. Sau đó Nhiều đường bay được đưa vào khai thác cả trong nước và quốc tế.
Trong những năm tới Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ được đầu tư mới, để nâng cao chất lượng phục vụ đảm bảo an toàn, an ninh và văn minh sân bay. Sản lượng hành khách, sản lượng cất hạ cánh và vận chuyển hàng hóa liên tục tăng nhanh qua các năm, đưa Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất trở thành cảng hàng không có sản lượng vận chuyển hành khách, hàng hóa cao nhất cả nước, trở thành một nhân tố quan trọng thu hút đầu tư, du lịch và các hoạt động thương mại, văn hoá giữa Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng với thế giới.
3. Các hãng hàng không khai thác sân bay Tân Sơn Nhất
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện là Cảng hàng không nhộn nhịp nhất và có sản lượng vận chuyển cao nhất cả nước.
Hiện nay tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất có 04 hãng hàng không nội địa đang khai thác các đường bay trong và ngoài nước và 43 hãng hàng không quốc tế hoạt động, bao gồm các hãng chuyên chở hành khách và các hãng vận chuyển hàng hóa.
- Vietnam Airlines
- Vietjet Air
- Jestar Pacific
- VASCO
Trong năm các hãng đều tung ra chương trình khuyến mãi kích cầu du lịch, với nhiều vé máy bay giá rẻ đi Sài Gòn, làm tăng nhu cầu đi lại của người dân và du khách trong và ngoài nước.
4.Tuyến xe buýt gần sân bay Tân Sơn Nhất
Để phục vụ nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của khách trong nước và nước ngoài, cơ sở vật chất hạ tầng đồng bộ, tiện nghi hiện đại đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng từ cơ bản đến cao cấp của khách hàng.
Trong đó phương tiện giao thông để đáp ứng nhu cầu đi lại, cũng như tạo sự văn minh cho đô thị, nhiều tuyến xe buýt được đầu tư cùng với chất lượng ngày càng được nâng cao.Sau đây là tuyến xe buýt từ sân bay Tân Sơn Nhất và các tuyến trong nội thành gần sân bay.
****Tuyến xe buýt sân bay Tân Sơn Nhất:
Tuyến số 109:
Thời gian di chuyển: 45 phút/ chuyến
Tần suất xe: 15 – 20 phút/chuyến
- Lộ trình lượt đi: sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế) – sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc nội) – Trường Sơn – Trần Quốc Hoàn – Vòng xoay Lăng Cha Cả – Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyển Đình Chiểu – Cách mạng Tháng 8 – Phạm Hồng Thái – Lê Lai – Vòng xoay Bến Thành – Trạm Bến Thành – Phạm Ngũ Lão – Công viên 23/9.
- Lộ trình lượt về: Công viên 23/9 – Lê Lai – Vòng xoay Bến Thành – Phạm Ngũ Lão – Yersin – Trần Hưng Đạo – Trạm Bến Thành – Lê Lợi – Pasteur – Võ Thị Sáu – Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Nguyễn Văn Trỗi – Phan Đình Giót – Trường Sơn – sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc nội) – Trường Sơn – sân bay Tân Sơn Nhất (ga quốc tế)
Tuyến số 145:
Tên tuyến : Bến xe Chợ Lớn – Chợ Hiệp Thành
Thời gian di chuyển:70 phút/ chuyến
Thời gian hoạt động: 05h00 – 19h15
- Lộ trình Lượt đi : Ga Chợ Lớn B – Lê Quang Sung – Nguyễn Thị Nhỏ – Hùng Vương – Minh Phụng – Hàn Hải Nguyên – Lạc Long Quân – Lý Thường Kiệt – Hoàng Văn Thụ – Cộng Hòa – Trường Chinh – Quốc lộ 22 – Ngã 4 Trung Chánh – Nguyễn Ảnh Thủ – HT17 – Bến xe buýt Chợ Hiệp Thành
- Lộ trình Lượt về : Bến xe buýt Chợ Hiệp Thành – HT17 – Nguyễn Ảnh Thủ – Ngã 4 Trung Chánh – Quốc lộ 22 – Trường Chinh – Cộng Hòa – Hoàng Văn Thụ – Xuân Diệu – Xuân Hồng – Trường Chinh – Lý Thường Kiệt – Lạc Long Quân – Hàn Hải Nguyên – Minh Phụng – Hùng Vương – Nguyễn Trãi – Xóm Vôi – Ga Chợ Lớn B
Và trong thành phố còn nhiều tuyến xe buýt nội thành và xe buýt đi các huyện ngoại thành mà các bạn có thể tham khảo để đi du lịch. Đây là trải nghiệm mới lạ cho những ai mới đến Sài Gòn lần đầu.
5. Một số điểm du lịch nổi bật ở Thành Phố hồ Chí Minh
Đến với hòn ngọc viễn đông- Sài Gòn, có nhiều địa điểm vui chơi nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử,văn hóa gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước ta.
Nhà thờ Đức Bà :Ngôi nhà thờ nằm ở trung tâm thành phố, mang dáng dấp và dáng vẻ cổ xưa , kiến trúc Pháp luôn là địa điểm du lịch tuyệt vời đối với những ai du lịch Sài Gòn.Bên cạnh còn có tòa Dinh Độc lập- nơi tổng thống Việt Nam cộng hòa từng làm việc, dạo qua hồ con rùa, uống cà phê bệt ở đường Hàn Thuyên.
Đường đi bộ Nguyễn Huệ: con đường đi bộ đẹp nhất nước ta, nơi tập trung nhiều khách du lịch về đây dạo bộ. Nơi đây tập trung nhiều kiến trúc cổ, nhiều khách sạn lớn. Đặc biệt nơi đây thường tổ chức nhiều sự kiện lớn của thành phố.Nhất là dịp tết- con đường được trang trí đầy hoa.
Chợ Bến Thành: đây là khu gắn liền với những biến đổi thời cuộc của nước ta, chợ có 4 cổng Đông -Tây-Nam -Bắc quya ra các con đường chính của Sài Gòn, là trung tâm mua sắm, lưu niệm, du lịch, ăn uống của du khách.
Ngoài ra còn có khu phố Tây, khu người Hoa,khu du lịch Suối Tiên,Bảo tàng Lịch Sử, Cần Giờ, Dinh độc lập, địa đạo củ chi, sông Sài Gòn…cùng rất nhiều địa danh nổi tiếng khác.
5. Ẩm thực Sài Gòn
Sài Gòn là tổng hợp ẩm thực của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước, kết hợp với tập quán ăn uống đã làm nên một Sài Gòn đa dạng nhưng bình dị.Nó được ví như một nồi lẩu thập cẩm với sự giao thoa văn hóa tứ phương.
Sài Gòn được xem như phố không đêm bởi sáng tinh mơ đến khi trời tối, những quán ăn luôn nhộn nhịp, đông đúc, người rao kẻ bán.
Cái thành phố 300 tuổi nhưng vẫn trẻ mãi không già là cả một tổ hợp của các món ăn từ truyền thống đến hiện đại.
Đến với Sài Gòn hãy thưởng thức món bánh tráng trộn, ly cà phê, hay các món ngon , ốc các loại,gỏi khô bò, phá lẩu,vú dê nước,xiên que, sủi cảo,… cùng nhiều món ăn khác như phở, búm, các món hiện đại châu Âu, châu Á.
Với những thông tin về tuyến xe buýt gần sân bay Tân Sơn Nhất và các địa điểm du lịch, các món ăn Sài gòn. Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ và đầy trải nghiệm nơi thành phố trẻ.